Ý NGHĨA THIẾT KẾ LOGO SHOPEE

Logo Shopee đã trở nên quen thuộc với những dân chuyên mua hàng online. Nhưng có rất nhiều những thông tin mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như Shopee có từ năm nào, ai sở hữu, là thương hiệu nước nào hay Shopee đã có mặt ở thị trường Việt Nam từ khi nào? Cùng theo dõi bài viết mà logovina chia sẻ để hiểu thêm về thương hiệu này nhé.

Shopee ra đời khi nào?

Sàn TMĐT Shopee được thành lập từ năm 2015 tại Singapore do sự sáng lập của tập đoàn SEA của Forrest Li. Shopee hiện có mặt ở nhiều quốc gia tại Đông Nam Á như Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam và Philipines.

Ý nghĩa Shopee logo

ý nghĩa logo shopee

Biểu tượng trong logo Shopee là chiếc túi xách đơn giản và tiện dụng bao quát tổng thể về thương hiệu. Chiếc túi cam rực rỡ với chữ S trắng nổi bật. Chiếc túi sẽ giúp người nhìn dễ dàng liên tưởng đến việc mua sắm và kích thích mua sắm. Trong tiếng Anh, “shop” cũng là mua sắm, “Shopee” là cách đặt tên tạo sự thân thiện, vui tai. Khi sử dụng logo “túi” với tên Shopee, thương hiệu dường như đã nhất quán nhận diện thương hiệu.

Biểu tượng logo Shopee muốn truyền tải thông điệp cho khách hàng về việc hãy nghĩ đến Shopee mỗi khi có nhu cầu mua sắm. Bởi thương hiệu có đa dạng các loại hàng hóa đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Có những chiến dịch quảng cáo, Shopee còn có thông điệp rất chất, rất vui tai như “Mua tất ở Shopee”. Đó chính là mua tất cả, mua mọi thứ ở Shopee.

Về màu sắc trong logo thương hiệu Shopee thì như chúng ta thấy là khá nổi bật với tông màu cam với màu trắng. Màu cam rất được yêu thích trong các logo dành cho giới trẻ bởi nó mang đến màu sắc trẻ trung, năng động và kích thích sáng tạo. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Shopee là giới trẻ, vì vậy mà màu cam rực rỡ hoàn toàn phù hợp. Điểm thêm một chút tông trắng để thiết kế logo Shopee trở nên dịu mắt hơn hài hòa hơn.

Tên Shopee được đặt ngay phía dưới biểu tượng logo Shopee như phần đế của biểu tượng. Font chữ được sử dụng là font chữ thường, không chân, chỉ viết hoa chữ cái đầu tạo sự gần gũi, thân thiện với khách hàng. Cùng với định hướng là nơi cung cấp những sản phẩm bình dân, phổ thông thì thiết kế font chữ khá phù hợp.

Tổng thể thiết kế logo sàn TMĐT Shopee khá đơn giản, gần gũi tạo sự liên tưởng và nhận biết khá dễ dàng. Chính cách xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu từ khi ra đời như vậy mang lại cảm nhận gần gũi, thân thiện cho mọi người.

Ngay từ khi mới ra đời, Shopee chủ yếu phát triển trên ứng dụng di động hơn là máy tính không giống với các sàn khác như Tiki, Lazada, Sendo. Nhưng hiện nay họ cũng đã chú trọng phát triển cả nền tảng Web.

Shopee chủ yếu phát triển trên các ứng dụng di động hơn là máy tính từ ngày mới thành lập. Đó là sự khác biệt lớn của sàn này so với Tiki, Lazada, Sendo.

Shopee thuộc sở hữu của ai?

Shopee thuộc quyền sở hữu của tập đoàn SEA – tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc. Trong đó SEA – 38,7%, nhà sáng lập Forrest – 35%, giám đốc công nghệ 10% và còn lại là của các cổ đông nhỏ khác.

Shopee là của nước nào?

shopee của nước nào

Shopee có thể được coi là của Singapore và Trung Quốc bởi thương hiệu liên quan đến cả hai nước này.

Cụ thể SEA – công ty Singapore, nhưng cổ đông lớn nhất lại là công ty Trung Quốc. Ông Forrest Li sống tại Sing nhưng sinh ra ở Trung Quốc. Sau khi Shopee được phát triển ở thị trường nội địa Trung Quốc, tiếp tục được phát triển ở thị trường Đông Nam Á.

Dù sao câu hỏi cũng chỉ mang tính chất tham khảo bởi nó không còn quan trọng bằng việc chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Shopee ra mắt ở thị trường Việt Nam khi nào?

Shopee chính thức vào thị trường Việt Nam từ tháng 8/2016.

Như vậy, có rất nhiều thông tin xoay quanh một thương hiệu phổ biến ở Việt Nam mà có thể chúng ta không biết. Từ ý nghĩa tên thương hiệu, logo Shopee cho đến các chiến dịch quảng bá đều cho thấy được hãng rất chú trọng vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu.

THAM KHẢO THÊM

Chuyên mục :

Tin tức liên quan